Thời gian gần đây, Bà con trồng rừng vẫn chia sẻ với nhau về một loại Cây Lâm Nghiệp đa công dụng, có thể mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, đó là Cây Ươi. Trước đây Cây Ươi là cây trồng đặc trưng của vùng rừng núi nước ta nhưng người ta chưa biết khai thác triệt để công dụng của nó để phát triển kinh tế. Vậy bộ phận khai thác, chế biến và bảo quản Cây Uơi là gì? Nó có hiệu quả kinh tế thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp cho Bà con trong bài viết dưới đây.
Cây Ươi – Bộ phận khai thác chế biến và bảo quản
Khái quát về Cây Ươi
Cây Ươi là một loại cây trồng rừng phổ biến ở nước ta. Cây Ươi không tập trung trong khắp cả nước mà chỉ tập trung ở vùng rừng các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ của nước ta. Cây Ươi là cây thân gỗ cao từ 20m – 30m, có quả màu nâu đỏ, bên ngoài nhăn nheo. Khi ngâm Quả Ươi vào nước, quả sẽ nở ra lớn hơn 8 – 10 lần thể tích vốn có. Cứ 4 năm Cây Ươi mới ra sai quả một lần.
Bộ phận khai thác của Cây Ươi là gì?
Là cây gỗ lớn mọc trong rừng nhưng Cây Ươi được trồng với mục đích lấy quả thay vì khai thác gỗ. Vào mùa quả chín người ta thường trải bạt xuống dưới gốc của Cây Ươi, sau đó rung cây để hứng quả rụng.
Quả Ươi trên thị trường hiện nay có giá trị kinh tế rất cao, từ 300.000đ/kg – 500.000đ/kg nên được nhiều Bà con lựa chọn làm loại cây trồng để phát triển kinh tế theo hướng lâu dài.
Quả Ươi trên thị trường hiện nay có giá trị kinh tế rất cao, từ 300.000đ/kg – 500.000đ/kg nên được nhiều Bà con lựa chọn làm loại cây trồng để phát triển kinh tế theo hướng lâu dài.
Bộ phận khai thác của Cây Ươi là gì
Chế biến và bảo quản Hạt Ươi như thế nào?
Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta có cách chế biến và bảo quản Hạt Ươi khác nhau. Thông thường người ta sẽ sử dụng 3 – 5 Hạt Ươi đun với ít nước sôi để hạt nở ra rồi tách vỏ, bỏ gân xơ, thêm chút đường phèn cho dễ uống. Không nên ngâm cùng lúc nhiều Hạt Ươi để dùng dần vì để lâu Hạt Ươi sẽ bị chua.
Chế biến và bảo quản Hạt Ươi như thế nào